• BÁC SĨ KHẢI - THẨM MỸ VIỆN EVA

    Chuyên gia PTTM và tạo hình với hơn 15 năm kinh nghiệm.

  • TS.BS Nguyễn Đức Khải

    Chuyên gia PTTM và tạo hình tại TP HCM

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2020

Bí kíp chọn mắc cài phù hợp chuẩn không cần chỉnh

Niềng răng vẫn luôn là phương pháp chỉnh nha đang được rất nhiều người ưa chuộng với mong muốn có được hàm răng đều đặn hơn từ trước đến nay, rất phù hợp nhất với những trường hợp răng lệch lạc, hô, móm, răng khấp khểnh, răng thưa, sai lệch khớp cắn,… 

Niềng răng còn là phương pháp thẩm mỹ nụ cười đang lấn át răng sứ, vì hiệu quả được duy trì trong thời gian dài và độ an toàn ít xâm lấn của nó. 

Để niềng được răng thì phải dùng đến mắc cài, đây là 1 loại vật liệu - phương tiện để nha sĩ di chuyển răng đến vị trí mong muốn. Tùy nhu cầu thẩm mỹ và tài chính mà bạn có thể chọn loại mắc cài phù hợp để điều trị. 

Tuy nhiên, ngoài tính thẩm mỹ và giá thành thì mỗi loại mắc cài sẽ có những đặc điểm điều trị riêng biệt. Vì mắc cài có vai trò rất quan trọng trong quá trình niềng răng nên trước khi thực hiện bạn cần chọn một loại mắc cài phù hợp nhất với tình trạng răng và điều kiện kinh tế để quá trình điều trị được diễn ra suôn sẻ. 

> Vậy các loại mắc cài khác nhau như thế nào? 

> Dựa vào đâu để chọn loại mắc cài phù hợp cho ca điều trị của mình??? 

> Mắc cài loại nào cho hiệu quả điều trị tốt nhất? 

Chúng ta hãy theo dõi tiếp để giải đáp những thắc mắc ở trên nhé.

✅ Mắc cài kim loại thường: 

➖ Là loại mắc cài phổ biến nhất, ra đời đầu tiên với dây cung được liên kết với mắc cài bằng cách buộc chun hoặc dây thép. 

Mắc cài kim loại

➖ Với khả năng điều trị hiệu quả các tình trạng hô, móm, răng chen chúc, sai lệch khớp cắn. Mắc cài kim loại được đánh giá rất cao và được đa số nha sĩ khuyên dùng vì độ an toàn, mức độ điều trị hiệu quả của nó. 

➖ Bên cạnh đó bạn cũng sẽ tiết kiệm được một phần chi phí khi chọn mắc cài loại này. 

✅ Mắc cài tự buộc: 

➖ Mắc cài tự buộc thông minh có thể làm từ kim loại thép không gỉ hoặc sứ, với thiết kế nhỏ gọn hơn mắc cài buộc chun nên nhìn thẩm mỹ và sang hơn. 

➖ Loại mắc cài này có nắp trượt, tự động đóng mở để khóa dây cung vào khe mắc cài, không cần buộc thun hay dây thép nên dễ chịu hơn cho toàn bộ quá trình niềng răng. 

Mắc cài tự buộc

➖ Duy trì lực tác động liên tục của khóa tự buộc vào dây cung giúp bạn giảm được số lần hẹn với nha sĩ và rút ngắn thời gian điều trị. 

➖ Dây cung trượt ít ma sát hơn nên điều trị thuận lợi khi kéo đóng khoảng cũng như dàn răng. 

✅ Mắc cài sứ 

➖ Là mắc cài được làm từ sứ và các hợp kim vô cơ khác, có nhiều màu khác nhau thích hợp với màu răng nên đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. 

Mắc cài sứ tăng tính thẩm mỹ

➖ Tuy nhiên, mắc cài sứ cồng kềnh, dễ bị vỡ mẻ khi ăn đồ cứng dai, cơ sinh học điều trị cũng không thuận lợi bằng các loại mắc cài kim loại. 

✅ Khay niềng trong suốt: 

➖ Niềng răng mắc cài trong suốt là phương pháp niềng răng hiện đại nhất. Hệ thống mắc cài truyền thống sẽ được thay bằng khay niềng nhựa điều chỉnh răng chất lượng cao. 

➖ Niềng răng bằng khay trong suốt đảm bảo tuyệt đối về tính thẩm mỹ do khay niềng trong suốt khó phát hiện. Hiệu quả chỉnh răng cao có thể rút ngắn thời gian điều trị xuống từ 3 – 6 tháng. 

Khay niềng trong suốt

➖ Tuy nhiên điều trị bằng phương pháp này chi phí rất cao dao động từ 70-120 triệu hoặc hơn, và chỉ phù hợp với các tình trạng răng khấp khểnh nhẹ. 

Tùy vào khả năng kinh tế cũng như yêu cầu về mặt thẩm mỹ khi giao tiếp bạn có thể đưa ra quyết định lựa chọn loại mắc cài cho case chỉnh nha của mình. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn đang có ý định niềng răng đưa ra sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với những loại mắc cài khác nhau.

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020

[Có thể bạn chưa biết] Điều gì xảy ra nếu bạn ngừng đánh răng?

Hãy xem thử nếu không đánh răng thì chuyện gì sẽ sảy ra các bạn nhé, đảm bảo xem xong bạn sẽ cảm thấy khá "phê" đấy.


Gần một nửa số người Mỹ không đánh răng đủ. Và khi thức ăn tích tụ trong những ngóc ngách ở kẽ răng, hàng loạt các loại vi khuẩn sẽ tìm đến và trú ngụ, kích thích các mạch máu và gây viêm nướu khiến sưng đau và chảy máu. Và đó mới chỉ là khởi đầu.

Tiếp theo, quá trình nhiễm trùng sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của bạn, gửi các tế bào đến chiến đấu chống lại vi khuẩn. Cuộc chiến sẽ diễn ra khốc liệt và hệ miễn dịch bước đầu dành chiến thắng nhưng cái giá phải trả là một loạt các tế bào trong mô và xương gần đó cũng chịu tác động của trận chiến và bị hủy hoại.

Sáu tháng đến vài năm sau đó tế bào mô xương cuối cùng sẽ chết. Tại thời điểm này, bạn không bị viêm nướu nữa mà còn tồi tệ hơn, đó là bệnh nha chu. Không còn mô xương có nghĩa là răng mất đi sự hỗ trợ cấu trúc. Vì vậy, nướu của bạn tách ra khỏi răng tạo thành các lỗ hổng to hơn, tạo nơi ngôi nhà rộng lớn hơn cho vi khuẩn trú ngụ. Đợt tấn công này hùng hậu hơn lần trước gây nhiễm trùng nướu nặng hơn làm răng rụng.


Có thể bạn sẽ nghĩ, chắc nó chừa mình ra nhưng theo thống kê khoảng 10% người Mỹ trong độ tuổi 50-64 đã mất không chỉ một hay hai mà là cả hàm răng của họ. Đến đây sự phá hoại vẫn chưa dừng lại, sau khi hạ hết răng của bạn, các vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào dòng máu, tạo tiền đề để xâm chiếm các cơ quan khác.

Theo nghiên cứu, những người mắc bệnh nha chu có nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính cao gấp 4,5 lần so với những người có nướu khỏe mạnh. Và một nghiên cứu khác cho thấy những người trong cộng đồng không đánh răng hàng ngày có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn tới 65%. Thậm chí còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư.

Đừng khinh thường việc vệ sinh răng miệng, điều tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không thực hiện đúng bạn sẽ phải trả giá đấy!

Nguồn: Science Insider